Nội dung đánh giá, phân loại công chức Kiểm toán nhà nước không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Nội dung đánh giá, phân loại công chức Kiểm toán nhà nước không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh Lâm. Gần đây tôi đang tìm hiểu quy định về đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi. Cụ thể là nội dung đánh giá, phân loại công chức Kiểm toán nhà nước không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Nội dung đánh giá, phân loại công chức Kiểm toán nhà nước không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quyết định 1766/QĐ-KTNN năm 2017 về quy định đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước tổng kiểm toán nhà nước do Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau: 

1. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Nội dung đánh giá thực hiện theo Khoản 1 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức

a) Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

- Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước của bản thân và gia đình.

- Ý thức nghiên cứu, học tập, cập nhật các nghị quyết, quy định, quy chế của Trung ương và cơ quan, đơn vị mới ban hành.

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc

- Nhận thức, quan điểm, bản lĩnh chính trị; lập trường, tư tưởng.

- Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác; thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm và công chức không được làm; không để người thân, người quen lợi dụng quyền hạn của mình để trục lợi.

- Tính trung thực, ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ, quan hệ với đồng nghiệp và quần chúng nhân dân; ý thức đấu tranh tự phê bình và phê bình; xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh.

- Tinh thần và thái độ với công việc được giao, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

- Việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, nơi đến công tác; giữ gìn nếp sống văn hóa công sở; đảm bảo thời gian làm việc.

c) Năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tế của bản thân so với yêu cầu và vị trí công việc; khả năng lập kế hoạch và năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá, lập báo cáo; nêu cụ thể những sáng kiến cải tiến, đề án, đề tài, kế hoạch được áp dụng trong năm, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu trong năm (nếu có).

- Tinh thần tự nghiên cứu, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và nhiệm vụ được giao; ý thức và trách nhiệm tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn trong và ngoài ngành; đảm bảo sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.

d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm; đánh giá cụ thể các công việc được giao, các công việc đã hoàn thành. Việc đánh giá thể hiện mức độ hoàn thành (tỷ lệ %) về khối lượng công việc được giao, chất lượng công việc, tiến độ, hiệu quả giải quyết công việc ở từng vị trí, từng thời gian so với yêu cầu (đúng hay chậm tiến độ), những hạn chế, lỗi, sai sót, vi phạm, khuyết điểm nếu có.

- Đối với công chức tham gia hoạt động kiểm toán trong năm, ngoài nội dung trên còn phải đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên trong Đoàn (Tổ) kiểm toán của từng cuộc kiểm toán; thực hiện Chuẩn mực kiểm toán nhà nước, Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước và các quy định khác liên quan trong quá trình thực hiện kiểm toán; căn cứ kết quả đánh giá và xếp loại chất lượng thành viên đoàn kiểm toán làm cơ sở để đánh giá.

- Việc hoàn thành về chất lượng và tiến độ trong việc thực hiện nhiệm vụ đột xuất được giao.

đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:

- Tinh thần trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

- Kết quả thực hiện việc phối hợp trong công tác đối với đồng nghiệp trong cơ quan; ý thức, thái độ hợp tác và phối hợp trong thực hiện công việc; giúp đỡ lẫn nhau giữa các đơn vị, bộ phận, cá nhân trong và ngoài đơn vị.

- Việc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công của cấp trên.

e) Thái độ phục vụ nhân dân: Thái độ ứng xử trong mối quan hệ với cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân có liên quan (hoặc đơn vị kiểm toán).

Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung đánh giá, phân loại công chức Kiểm toán nhà nước không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1766/QĐ-KTNN .

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân loại công chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào